Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức tổ chức hoạt động truyền thông hưởng ứng “Ngày Thalassemia Thế giới 08/5/2024”

Thứ năm - 09/05/2024 02:41    Lượt xem: 124
Hưởng ứng các hoạt động truyền thông “Ngày Thalassemia thế giới 08/5/2024” với chủ đề: “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt” nhằm tuyên truyền, giáo dục cho người dân biết và phòng bệnh tan máu bẩm sinh là góp phần thực hiện tốt các mục tiêu về công tác dân số trong tình hình mới.
Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức tổ chức hoạt động truyền thông hưởng ứng “Ngày Thalassemia Thế giới 08/5/2024”
Sáng ngày 08/5/2024 Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức tổ chức mít tinh, diễu hành trên địa bàn huyện nhằm phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện về ý nghĩa, tầm quan trọng của “Ngày Thalassemia thế giới”; nêu các nguyên nhân, giải pháp chủ yếu trong phòng và điều trị bệnh Thalassemia. Qua đó, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, gia đình và cộng đồng về nguy cơ của việc kết hôn cận huyết thống; tầm quan trọng của hoạt động tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện. Đồng thời đăng tải nội dung tuyên truyền trên hệ thống loa đài các xã, thị trấn và trên trang fanpage của đơn vị.
MD 8 5 1 min
Diễu hành cổ động hưởng ứng Ngày  Thalassemia thế giới 08/5/2024 trên địa bàn huyện Mỹ Đức
 
MD 8 5 2 min

Thalassemia (hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh) là bệnh máu di truyền bẩm sinh phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều người mang gen bệnh nhưng không biết mình mang gen. Do đó, tỷ lệ hai người cùng mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau ngày càng cao, điều này đã và đang ảnh hưởng xấu tới chất lượng dân số và sự phát triển giống nòi; đồng thời gây ra những hậu quả nghiêm trọng, là gánh nặng cả về vật chất và tinh thần cho những gia đình có con em mắc bệnh và toàn xã hội.
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 13 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Trong đó, tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20-40%. Người bị bệnh và mang gen bệnh có ở tất cả các tỉnh, thành phố, dân tộc. Hiện nay, có hơn 20.000 người bệnh đang cần được điều trị. Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh, trong số này có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng, cần được điều trị cả đời.
Hiểu được tầm quan trọng và hậu quả của bệnh tan máu bẩm sinh gây ra, trong năm vừa qua Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 22 lớp truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh tan máu bẩm sinh, khám sức khỏe trước khi kết hôn, các bà mẹ có thai được tuyên truyền, tư vấn về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; 10 lớp tập huấn cho cán bộ y tế, cộng tác viên dân số về truyền thông, tư vấn tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh; tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn. Trong năm 2023, qua kết quả xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh do Trung tâm y tế huyện Mỹ Đức phối với Chi cục Dân số Hà Nội, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc cho 1000 học sinh tại trường Trung học phổ thông Mỹ Đức B. Kết quả có hơn 140 học sinh nghi ngờ mang gen Thalassemia chiếm 14%.

Tác giả: Phạm Thị Giang - Trung tâm Y tế Mỹ Đức

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://dskhhgdhanoi.gov.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây