Những bước cần làm để sinh con khỏe mạnh

Thứ hai - 11/03/2024 05:22    Lượt xem: 133
Sinh con dị tật là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ khi mang thai, nhiều người thậm chí phải bỏ con. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây dị tật thai nhi hoàn toàn có thể phòng tránh được, theo khuyến cáo dưới đây.
1. Trước khi có thai
a) 3 tháng trước khi có thai
- Chị em nên tiêm phòng các bệnh như cúm, rubella, viêm gan B... vì nó có thể ảnh hưởng lên thai nhi hoặc lây nhiễm cho em bé sau khi sinh.
Thai phụ mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu mà bị rubella thì gần như 100% phải đình chỉ thai vì trẻ sinh ra dễ bị mù, điếc, dị tật tim, rối loạn thần kinh. Nhưng nếu giai đoạn mắc ngoài 15, 20 tuần nguy cơ thấp hơn nhiều.
Tương tự khi mẹ bị viêm gan B thì có thể truyền bệnh cho con qua nhau thai, với tỷ 20%, thậm chí đến 90% nếu cơ thể người mẹ xét nghiệm thấy có kháng nguyên HBcAg. Một khi trẻ đã bị viêm gan khi sinh thì 90% là chuyển thành viêm gan mãn tính, chỉ có một số ít hồi phục hoàn toàn.
Vì thế, trước khi quyết định có thai chị em nên đi thử máu để xem liệu cơ thể đã có miễn dịch với bệnh hay chưa. Nếu cơ thể đã có kháng thể viêm gan B và rubella thì không cần thiết phải tiêm ngừa hai loại này. Tuy nhiên cũng cần xem nồng độ kháng thể như thế nào, nếu thì thấp thì nên tiêm phòng nhắc lai. Nếu chưa có thì nên chích ngừa để phòng bệnh.
- Nếu đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc đang đặt vòng thì dừng uống thuốc, tháo vòng...
b) 2 tháng trước khi có thai
Bạn nên tẩy giun giai đoạn này vì trong lúc có thai không nên làm việc đó. Các bác sĩ thường khuyên mọi người tẩy giun theo định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần, với phụ nữ thì vào lúc chắc chắn chưa có thai là tốt nhất. Tuy nhiên, có nhiều chị em mang thai rồi mới phát hiện nhiễm giun ở mức cần điều trị vì nếu không sẽ có hại cho cả mẹ và con. Trong trường hợp đó, việc cho thai phụ uống thuốc tẩy giun là cần thiết.
c) 1 tháng trước khi có thai:
- Bắt đầu bổ sung viên sắt và axít folic
Sắt và acid folic giúp tạo ra hemoglobin và hồng cầu để vận chuyển oxy từ mẹ tới thai. Axít folic còn giúp chuyển hóa protein, glucid, lipit và đặc biệt tạo ra axit nucleic là nền tảng di truyền của nhân tế bào.
Khi có thai nhu cầu sắt và axít folic tăng gấp khoảng 3 lần nên ăn uống bình thường không thể cung cấp đủ được. Hơn nữa thiếu axít folic trong 3 tháng đầu của thai nghén thì thai có nguy cơ bị khuyết tật về ống thần kinh.
anh b4 min
Chế độ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà còn cả cho sự phát triển của thai nhi

- Nên làm một số xét nghiệm sau: điện tim đồ, xét nghiệm một số bệnh lây qua đường máu, khám phụ khoa...
Nếu phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục trước hoặc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm màng ối. Nếu không được điều trị, màng ối sẽ càng mỏng hơn, có thể bị vỡ trong bất cứ giai đoạn nào của thời kỳ thai nghén. Màng ối bị vỡ sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng ối, nguy hiểm cả cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt là vỡ ối non, rất nguy hiểm vì thai thi còn non tháng nên khó cứu sống, nuôi dưỡng.
2. Trong khi có thai
- Khám và siêu âm ít nhất 4 lần
- Xác nhận thai nằm trong buồng tử cung chưa
- Xác nhận có tim thai khi thai được 7 tuần
- Xét nghiệm vi sinh (tìm nấm, vi khuẩn lậu, giang mai...)
- Xét nghiệm nhóm máu
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh (lấy máu) vào tuần thứ 16-18. Hiện hơn 30 tỉnh, thành trên cả nước đã thực hiện đề án sàng lọc trước sinh. Hai đơn vị đầu mối là Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Từ Dũ.
- Siêu âm tìm dị tật của thai vào các tuần 12 - 22 - 32
- Tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7
Trước khi có thai, chị em nên đến gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.

Tác giả: Hà Thư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây