Người cao tuổi có vai trò và vị trí quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay, là lực lượng tiên phong trong phong trào “Tuổi cao gương sáng”, vận động con, cháu tham gia xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, tổ dân phố, là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ noi theo.
Chiều ngày 20/9/2022, tại UBND quận Cầu Giấy, Ban chỉ đạo công tác dân số quận Cầu Giấy phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp Tập huấn về chính sách Dân số và phát triển trong giai đoạn hiện nay, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 cho các thành viên Ban Chỉ đạo công tác dân số quận, Ban dân số phường, cán bộ dân số, y tế 8 phường trên địa bàn quận.
Theo dự báo của các nhà nhân khẩu học, đến năm 2038, nhóm dân số trên 60 tuổi ở nước ta có khoảng 21 triệu người, chiếm hơn 20% dân số. Việt Nam sẽ chuyển từ giai đoạn “già hóa dân số” sang “dân số già”. Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa thích ứng kịp với tốc độ “già hóa dân số” tăng nhanh ở nước ta. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải nhanh chóng lấp đầy các khoảng trống trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Sàng lọc dị tật bẩm sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số, tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ trẻ sinh ra được sàng lọc tại Việt Nam mới chỉ dưới 1%. Khi triển khai sàng lọc trước sinh sẽ giúp chúng ta xác định các dị tật bẩm sinh của thai nhi để điều trị sớm hoặc chấm dứt thai kỳ đối với những thai nhi có bệnh lý di truyền hoặc dị tật bẩm sinh không khắc phục được.
Bộ máy quản lý công tác dân số của nước ta nhiều lần thay đổi nhưng xoay quanh 2 mô hình chủ yếu. Mỗi mô hình đều có những lợi thế và nhược điểm. Điều đó đã giúp Việt Nam có được những thành công nhất định, song cũng có không ít những khó khăn. Nghiên cứu lại các mô hình này, sẽ giúp chúng ta có được những cái nhìn tổng quan, có giá trị lớn cho việc xây dựng một mô hình phù hợp cho giai đoạn hiện nay cùng với việc triển khai Chiến lược Dân số Việt Nam từ nay đến 2030.
Lứa tuổi vị thành niên có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, là giai đoạn đánh dấu bước phát triển các kỹ năng cần thiết để các em bước vào giai đoạn của tuổi trưởng thành. Chính vì vậy, các em cần được quan tâm chu đáo về mọi mặt từ phía gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là một việc làm quan trọng.
Thành phố Hà Nội luôn quan tâm và coi trọng công tác dân số/kế hoạch hoá gia đình/chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Hiện nay Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, công tác Dân số - KHHGĐ chuyển hướng sang Dân số và phát triển theo tinh thần của Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 27/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về công tác dân số trong tình hình mới”.
Hiện nay, Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, cơ cấu dân số đã có thay đổi mạnh mẽ, chất lượng dân số từng bước được nâng cao. Mặc dù vậy, một số đơn vị ngoại thành Hà Nội, tỷ suất sinh thô và sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn cao. Từ thực trạng đó, năm 2016, Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ Hà Nội đã chuyển hướng Chiến dịch Truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ sang Chiến dịch Truyền thông lồng ghép với dịch vụ nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản/KHHGĐ.
Di cư là một hoạt động bình thường trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dân số, di cư là một thách thức lớn đối với công tác dân số - KHHGĐ nói chung và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) nói riêng. Nếu không có những giải pháp hợp lý sẽ kéo theo những hệ quả và hệ lụy khôn lường. Thực tế hiện nay, phần lớn đối tượng dân di cư không được tiếp cận với những kiến thức và dịch vụ chăm sóc SKSS.
Trong bối cảnh dân số hiện nay, có nên giữ chỉ tiêu giảm sinh? Làm thế nào để giảm được tỉ số giới tính khi sinh (SRB) đang cao? Giải pháp hữu hiệu nào để nâng cao chất lượng dân số?...