Năm 2030, 90% phụ nữ mang thai được tầm soát 4 loại bệnh tật bẩm sinh

Chủ nhật - 25/09/2022 21:54    Lượt xem: 531

Năm 2030, 90% phụ nữ mang thai được tầm soát 4 loại bệnh tật bẩm sinh

UBND TP vừa phê duyệt Đề án mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.
     Đề án nhằm phổ cập, tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh nhằm giảm thiểu số trẻ em sinh ra bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn TP.
     Đối tượng tác động của Đề án là cấp ủy, chính quyền, đoàn thể; tổ chức, doanh nghiệp liên quan trên địa bàn TP; cán bộ y tế, dân số; cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản; người có uy tín trong cộng đồng, người tham gia giải quyết tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; người quản lý, người cung cấp các dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh bao gồm cả khu vực ngoài công lập; người quản lý giáo dục, giáo viên.
     Đối tượng thủ hưởng là vị thành niên, thanh niên; nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.


               Thực hiện tầm soát sớm trước khi kết hôn, khi mang thai và khi trẻ chào đời để nâng cao chất lượng dân số
     Đề án đưa ra các chỉ tiêu cụ thể: tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đến năm 2025 đạt 85% và năm 2030 đạt 85%; tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát từ 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trở lên đạt 85% vào năm 2025 và đến năm 2030 đạt 90%. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát từ 5 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến trở lên đạt 90% vào năm 2025 và đế năm 2030 đạt 90%.
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 75% vào năm 2025%; 95% vào năm 2030; sàng lọc Thalassemia cho đối tượng học sinh THCS, THPT; ưu tiên cho các xã có đồng bào dân tộc thiểu số (trung bình ít nhất 5.000 ca/năm)…
     Kinh phí để thực hiện đề án là 290.972,0 triệu đồng. UBND TP Hà Nội giao Sở Y tế là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện Đề án đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.


                         Phụ nữ mang thai cần được sàng lọc 4 bệnh bẩm sinh phổ biến để nâng cao chất lượng dân số.
    TP Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu trong triển khai chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh của toàn TP đạt 85% vào năm 2020.       
    Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện siêu âm hội chẩn 9.915 trường hợp, đình chỉ thai nghén 1.278 ca thai nhi bất thường. Cũng trong giai đoạn này, mỗi năm có khoảng gần 120.000 trẻ em được sinh ra trên địa bàn TP. Trong khi đó, số loại bệnh, tật đưa vào sàng lọc sơ sinh còn hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Đối với tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, TP hiện mới triển khai mô hình nhỏ tại các xã, phường, thị trấn, chưa có kế hoạch tổng thể.
    Ngoài ra, giai đoạn 2016-2020, TP đã triển khai 46 mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên năm thứ nhất tại 30 quận, huyện tại 46 xã, phường, thị trấn, duy trì 36 mô hình năm thứ hai tại 30 quận, huyện tại 36 xã, phường, thị trấn…

Tác giả: Thuỷ Tiên

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://dskhhgdhanoi.gov.vn là vi phạm bản quyền
 Tags: hà nội, sơ sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây