Chất lượng dân số Thủ đô ngày càng nâng cao

Chủ nhật - 26/11/2017 23:20    Lượt xem: 1610

Chất lượng dân số Thủ đô ngày càng nâng cao

Kết luận số 119-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban chấp hành Trung ương về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ đã chỉ đạo “chuyển trọng tâm của chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển để giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bố và nâng cao CLDS”.
Trong 50 năm qua, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã đạt được những thành tựu căn bản, điển hình là việc khống chế thành công quy mô dân số. Tiếp tục góp sức trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành DS – KHHGĐ đã và đang phát huy vai trò quan trọng của mình với nhiều mục tiêu trong thời kỳ mới mà trong số đó, việc nâng cao chất lượng dân số được ngành xác định là đặc biệt quan trọng. Mục tiêu đó đã được cụ thể hóa thành những chiến lược dân số, chia thành các giai đoạn (giai đoạn 2001 – 2010 và 2011 – 2020).

Gần đây nhất, trong Kết luận số 119-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban chấp hành Trung ương về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ đã chỉ đạo “chuyển trọng tâm của chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển để giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bố và nâng cao CLDS”.

Căn cứ vào những chủ trương, chính sách và những nhiệm vụ trọng tâm đã được đặt ra, Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố tác động và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dân số Thủ đô trong giai đoạn 2016-2020nhằm đánh giá thực trạng, những thành tựu và thách thức về CLDS của Hà Nội hiện nay, qua đó giúp xác định các giải pháp nâng cao CLDS Hà Nội trong giai đoạn 2016-2020. Những kết quả của nghiên cứu có thể tóm tắt như sau.

Thực trạng chất lượng dân số Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015:

- Về thể chất: Tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500 gram của Hà Nội không cao tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành ven đô; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở cả hai thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) và thấp còi (chiều cao/tuổi) của Hà Nội ở mức thấp hơn nhiều so với mức chung của cả nước và có xu hướng giảm hàng năm; Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thừa cân của Hà Nội có xu hướng tăng nhẹ, trong khi tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể béo phì giảm nhẹ; Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi của Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ và thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước; Tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sau sinh của Hà Nội liên tục tăng nhanh, luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh chung của Hà Nội luôn cao hơn so với cả nước trong giai đoạn 2013-2015, tuy nhiên vẫn chỉ xếp ở vị trí thứ 11/63 tỉnh/thành phố.

- Về trí tuệ: Tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên của Hà Nội giai đoạn 2013-2015 ở mức cao và vẫn tiếp tục tăng nhẹ. Số lượng học sinh phổ thông ở cả 3 cấp của Hà Nội vẫn không ngừng tăng về quy mô nhưng phát triển không đồng đều giữa nội và ngoại thành. Số sinh viên cao đẳng và đại học của Hà Nội khá cao và luôn cao hơn gấp khoảng 4 lần so với cả nước trong giai đoạn 2013 – 2015.

- Về quy mô, cơ cấu dân số: Chỉ số TFR nhìn chung có sự biến động khó lường. Tỷ lệ sinh con thứ 3 ở nội thành không nhiều nhưng vẫn còn khá cao ở các huyện ngoại thành. Đặc biệt, tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội cao gấp nhiều lần so với mức bình thường.

- Chỉ số HDI của Hà Nội mỗi năm đều được cải thiện theo hướng tăng lên, song tốc độ cải thiện còn rất khiêm tốn.

Những yếu tố tác động đến chất lượng dân số Hà Nội 2013 – 2015:

-  Yếu tố dân số (quy mô, cơ cấu): Mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 tại một số huyện ngoại thành còn cao đã tác động không nhỏ tới chất lượng cuộc sống và là gánh nặng cho an sinh xã hội. Đồng thời, tâm lý ưa thích con trai gây nên tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nghiêm trọng.

-  Yếu tố chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng: Các công tác sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh nhìn chung đạt kết quả khả quan. Chương trình tiêm chủng vắc xin các bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván viêm gan B và viêm phổi, Viêm màng não mủ do Hib, sởi, lao, bại liệt đã giúp cải thiện sức khỏe cho nhiều trẻ em mỗi năm, góp phần giảm tỷ suất chết của trẻ em từ 1 – 5 tuổi.

Ở một số huyện ngoại thành, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng vẫn còn cao. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) và thấp còi (chiều cao/tuổi) cao nhất, tiếp đến là nhóm huyện ngoại thành ven đô. Béo phì và rối nhiễu tâm trí là những bệnh có dấu hiệu tăng nhanh ở trẻ em. Chương trình kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm các xét nghiệm toàn diện đã và đang được tiến hành rộng rãi nhằm đảm bảo sự an toàn cho các cặp đôi sắp kết hôn và con cái của họ. Bên cạnh đó, các hoạt động khác liên quan tới việc nâng chất lượng dân số thủ đô cũng được chú trọng quan tâm như: CSSK người cao tuổi và nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho các bữa ăn thường nhật của người dân.

Ngoài những yếu tố trên, các yếu tố về: giáo dục đào tạo, văn hóa tinh thần, kinh tế, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là những nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng dân số trong những năm vừa qua.

Trong thời gian qua từ 2013-2015, bằng nguồn kinh phí từ Trung ương và Thành phố, Hà Nội đã đầu tư triển khai và duy trì hoạt động của một số mô hình như: Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, mô hình chăm sóc SKSS cho nam giới (trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi) và mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng. Những hoạt động động này đã đem lại tác động tích cực, góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng dân số thủ đô.

Trên cơ sở thực trạng lượng dân số thủ đô và những yếu tố tác động đến nó, nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị về giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số thủ đô:

- Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Thành Ủy, UBND, HĐND và MTTQ Thành phố tiếp tục tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra, đánh giá và giám sát đối với công tác DS-KHHGĐ, mà đặc biệt chú ý tới công tác nâng cao chất lượng dân số.

-  Tăng cương đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất cho các công tác DS – KHHGĐ.

-  Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ làm công tác dân số.

-  Tiếp tục nghiên cứu xây dựng chế tài khen thưởng và xử lý vi phạm chính sách DS – KHHGĐ.

-  Tăng cường, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa công tác truyền thông về các nội dung: nâng cao chất lượng dân số (như bình đẳng giới, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh, lợi ích của sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân,...) và thực hiện đồng bộ các công tác này.

Tác giả: Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://dskhhgdhanoi.gov.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây