Nhiều hệ luỵ khi dậy thì sớm Trong những năm gần đây, tỷ lệ số trẻ được phát hiện dậy thì sớm cũng như mắc các dị tật bất thường trên cơ thể đang gia tăng đã khiến nhiều gia đình hoang mang, lo lắng. Dậy thì sớm khiến trẻ có những biến đổi chuyển tiếp thành người trưởng thành quá sớm, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều hệ lụy cho sự phát triển sau này.
Bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là một nhóm bệnh huyết sắc tố gây thiếu máu, tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động... Bệnh Thalassemia được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm 1960.
Thực hiện kế hoạch của UBND quận Nam Từ Liêm về việc thực hiện Đề án “Tầm soát, phát hiện một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh”.
Nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến thính giác cho trẻ Mầm non, Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy phối hợp với các Trường Mầm non công lập trên địa bàn quận tổ chức truyền thông và khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ 3 tuổi trong tháng 10 – 12 năm 2022.
Ngày 18/7/2022, Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất đã phối hợp Bệnh viện Medlatec tổ chức khám sức khỏe cho người cao tuổi xã Hạ Bằng nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Trong đợt khám này ưu tiên người cao tuổi > 60 tuổi cô đơn, khuyết tật, hộ nghèo, đối tượng chính sách, người cao tuổi có yếu tố nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như: Tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch… chưa được khám và lập hồ sơ quản lý.
Hầu hết trẻ em sinh ra đều khỏe mạnh nhưng vẫn có khoảng 2-3% bị dị tật bẩm sinh, gây hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nhờ sự tiến bộ của khoa học, nhiều dị tật bẩm sinh có thể được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời bằng kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh, đem lại cho trẻ một cuộc sống khỏe mạnh, bình thường.
Thực hiện Kế hoạch số 88/KH – CCDS ngày 01/4/2016 của Chi cục Dân số - KHHGĐ thành phố Hà Nội về việc Sàng lọc phát hiện và can thiệp sớm trẻ em khiếm thính tại huyện Đan Phượng năm 2016; trong 2 ngày 24 và 25 tháng 5, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện đã tổ chức khám và tư vấn về sàng lọc Khiếm thính cho các cháu trong độ tuổi mầm non tại xã Tân Lập trên địa bàn huyện.
Thực hiện Đề án “Tầm soát, phát hiện một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh” Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015 và Đề án của quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2014-2015. Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về Dân số và kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam 26/12/2015, Trung tâm DS-KHHGĐ quận Nam Từ Liêm đã xây dựng kế hoạch số 72/KH-TTDS ngày 20/10/2015 về tổ chức “Khám sàng lọc, phát hiện và can thiệp sớm trẻ em khiếm thính quận Nam Từ Liêm năm 2015”.
Sáng 23/10, tại Trung tâm DS-KHHGĐ quận Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức buổi truyền thông tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, xét nghiệm máu phát hiện người mang gene bệnh thiếu máu, tan máu bẩm sinh (Thalassemia) cho gần 200 người trong độ tuổi kết hôn trên địa bàn quận. Tham dự có lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn quận và các thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ quận Cầu Giấy.
Ngày 14/10/2015, tại Chi cục Dân số - KHHGĐ, Ban Quản lý Đề án “Tầm soát, phát hiện một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2013-2015” tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Đề án và góp ý dự thảo Đề án giai đoạn 2016-2020.
Tháng 9/2012, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội phối hợp thanh tra, phát hiện và xử lý 1 cơ sở y tế tư nhân vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi, với hình thức xử lý là đình chỉ hoạt động, phạt 40 triệu đồng. Đây là một trong những biện pháp quyết liệt mà Hà Nội đã triển khai nhằm góp phần khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn Thủ đô.