Chi cục Dân số Hà Nộihttps://dskhhgdhanoi.gov.vn/uploads/logo-icon-removebg-preview.png
Chủ nhật - 11/08/2024 23:59Lượt xem: 97
Không chỉ là nguy cơ, trẻ em hiện nay còn bị xâm hại trên môi trường mạng internet với các hình thức như dụ dỗ, ép buộc trẻ chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm, chụp ảnh hoặc quay phim trẻ khỏa thân để đưa lên mạng…
Muôn kiểu xâm hại trẻ trên mạng Mới đây, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng đã bắt khẩn cấp nhóm đối tượng người Trung Quốc ấu dâm, dụ trẻ em 15 tuổi đóng phim sex. Cụ thể, tại số 31 Lê Minh Trung (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), nhóm đối tượng người Trung Quốc đã dụ dỗ mua dâm 1 bé gái 15 tuổi, livestream (phát trực tiếp) cảnh quan hệ tình dục lên các trang mạng xã hội Trung Quốc. Các đối tượng trên dung Facebook để tuyển dụng diễn viên sex với chiêu bài tuyển các cô gái có nhan sắc, ngoại hình làm việc nhẹ, lương cao. Sau khi coi mắt, các đối tượng dụ dỗ, ra giá 600.000đồng/6 tiếng quay cảnh gợi dục không giao cấu, 1 triệu đồng/phim sex có quan hệ tình dục.
Thiếu kiến thức bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Mới đây, chuyên gia Quản lý dự án bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (World Vision Viet Nam) cho biết, trong số khoảng 50 triệu người sử dụng Internet ở Việt Nam có khoảng 1/3 độ tuổi chưa thành niên và thanh niên (từ 15-24 tuổi) và 68% trẻ em tự học cách sử dụng internet. Theo kết quả khảo sát cho thấy, trên địa bàn 3 quận của TP Đà Nẵng là quận Sơn Trà, Hải Châu và Cẩm Lệ cho thấy trẻ dưới 3 tuổi đã sử dụng internet trong đó sử dụng nhiều nhất là đối tượng từ 10-11 tuổi, tiếp đến là độ tuổi 12-15 tuổi và 95% trẻ dùng internet tại nhà, có khoảng 17 -18% trẻ sử dụng tại cửa hàng internet. Cũng theo nghiên cứu này, hình thức xâm hại phổ biến nhất qua mạng là nhắn tin có liên quan đến tình dục cho trẻ, tiếp đến là việc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm; Chụp ảnh hoặc quay phim trẻ khỏa thân để đưa lên mạng; ép trẻ xem bộ phận sinh dục của mình… Liên quan đến việc vì sao trẻ dễ bị xâm hại trên môi trường mạng, nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em chưa nhận thức đầy đủ về nguy cơ tiềm tàng của internet, còn phụ huynh thì gặp khó khăn trong vấn đề giám sát những hoạt động của con em mình trên internet. Theo khảo sát này, chỉ có 10,4% trẻ em có kiến thức cơ bản về xâm hại tình dục qua mạng, trong khi đó phụ huynh chỉ có 8,6% người có kiến thức cơ bản về vấn đề này. Xâm hại trẻ qua mạng có xu hướng gia tăng Các thống kê cần đây cho thấy tình trạng câm hại trẻ em qua mạng bằng hình thức khiêu dâm, dụ dỗ, chat sex, cung cấp hình ảnh khiêu dâm,... đang có xu hướng gia tăng. Theo các chuyên gia, loại tội phạm truyền thống đang có xu hướng chuyển sang hoạt động công nghệ cao, đặc biệt là tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Kẻ xấu có nhiều mánh khóe khác nhau để dụ dỗ trẻ, nếu trước đây là cho tiền ăn kem, chơi game, rủ đi chơi... thì nay dụ dỗ trẻ cung cấp hình ảnh, truyền trực tiếp hình ảnh khỏa thân qua Facebook và các phần mềm giao tiếp xã hội là hình thức mới và đang gia tăng. “Những câu chuyện trên mạng tưởng là vui đùa, tử tế, nhưng mục đích đằng sau đó có thể là cách thức lôi kéo trẻ em để xâm hại như: Nhắn tin có liên quan đến tình dục cho trẻ hay dụ dỗ trẻ chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm... Đã từng có một học sinh lớp 9 gọi đến tổng đài chia sẻ có quen một chị qua mạng xã hội. Người này giới thiệu làm việc ở công ty giày thể thao có thương hiệu. Chị này hứa sẽ gửi tặng cô bé một đôi giày mới sau khi cung cấp thông tin với điều kiện học sinh đã livestream khỏa thân cho chị xem. Sau khi đã có video trong tay, chị này đã ép nữ sinh phải làm nhiều động tác khiêu dâm khác...” một chuyên gia chia sẻ. Theo thống kê của Cục cảnh sát hình sự - Bộ công an, trong 4 năm qua đã xảy ra 8.382 vụ xâm hại trẻ em. Trong khi đó, xâm hại tình dục trẻ em có tới 6.786 vụ. Năm 2018, cả nước xảy ra 1.547 vụ xâm hại trẻ em, với gần 1.700 đối tượng, xâm hại 1.579 trẻ, trong đó có 1.293 em bị xâm hại tình dục. Theo số liệu thống kê cho thấy trẻ em bị bạo hành được cập nhật qua tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111: 60% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em là người quen, hàng xóm; Trên 21% đối tượng là người thân, giáo viên, nhân viên nhà trường./.