Điểm truyền thông Hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 Chủ đề: “Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”
Chi cục Dân số Hà Nộihttps://dskhhgdhanoi.gov.vn/uploads/logo-icon-removebg-preview.png
Thứ hai - 17/10/2022 00:51Lượt xem: 1269
Chủ đề: “Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”
Sáng ngày 17/10, Ban chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ quận Ba Đình phối hợp tổ chức chia 2 cụm phường: Cụm 1: Giảng Võ, Ngọc Khánh, Kim Mã, Vĩnh Phúc, Công Vị, Liễu Giai, Thành Công. và cụm 2: phường Đội Cấn, Điện Biên, Phúc Xá, Trúc Bạch, Trung Trực, Ngọc Hà, Quán Thánh long trọng tổ chức điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái năm 2022. Thay mặt BCĐ công tác Dân số quận, Đồng Phạm Thị Diễm - Quận Ủy viên - Phó Chủ tịch UBND quận – Trưởng BCĐ công tác Dân số quận, tham dự và chủ trì điểm truyền thông và phát động. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Hào - Giám đốc TTYT, Phó Trưởng BCĐ công tác Dân số KHHGĐ quận, các đ/c là thành viên BCĐ công tác Dân số - KHHGĐ quận; các đ/c lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể thuộc quận; các đ/c Chủ tịch và phó chủ tịch UBND - Trưởng BCĐ dân số các phường; Chủ tịch Hội LHPN 14 phường; các đ/c cán bộ, cộng tác viên Dân số - KHHGĐ phường.
Bình đẳng toàn diện giữa nam và nữ là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi từ nhiều thế kỷ nay. Ở Việt Nam, ngay từ bản tuyên ngôn độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố thực hiện nguyên tắc “nam nữ bình đẳng”. 11 năm về trước, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố lấy ngày 11/10 hàng năm trở thành “Ngày quốc tế trẻ em gái” nhằm mục tiêu công nhận các quyền của trẻ em gái và những thách thức mà trẻ em gái phải đối mặt trên khắp thế giới. Liên Hiệp Quốc cũng đã khẳng định: Việc mang đến cuộc sống tốt hơn cho trẻ em gái cũng chính là cách chúng ta mang tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Hiện nay Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, công tác Dân số - KHHGĐ chuyển hướng sang Dân số và phát triển theo tinh thần của Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 27/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về công tác dân số trong tình hình mới”. Kế hoạch hóa gia đình không những góp phần làm giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, đồng thời giảm số ca tử vong mẹ và tử vong trẻ em, chăm sóc và bảo vệ trẻ em gái, cũng như các bé trai. Đồng chí Phạm Thị Diễm - Quận Ủy viên - Phó chủ tịch UBND quận Ba Đình phát biểu tại điểm truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 nhấn mạnh: "Tỷ số giới tính khi của Hà Nội đã giảm từ 114,5 trẻ trai/100 trẻ gái. Theo số liệu 9 tháng năm 2022, tỷ số giới tính khi sinh của Thành phố là 109,6 trẻ trai/100 trẻ gái, dự kiến cuối năm không quá 112,5 trẻ trai/100 trẻ gái hoàn thành chỉ tiêu năm. Tại quận Ba Đình 9 tháng đầu năm đang ở mức 102 trẻ trai/100 trẻ gái. Trong năm 2022, quận Ba Đình phấn đấu duy trì tỷ số giới tính khi sinh đạt 103 đến 107 trẻ trai/100 trẻ gái. Để đạt được mục tiêu này, cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác y tế, dân số, quận Ba Đình tiếp tục tập trung giám sát các hoạt động triển khai kế hoạch giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại những địa bàn có nguy cơ…“Then chốt vẫn là phải tăng cường công tác bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ, trẻ em gái, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động thay đổi nhận thức của người dân, phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong xã hội, vận động nam giới tham gia bình đẳng giới”. Hưởng ứng kỷ niệm Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10, BCĐ công tác Dân số-KHHGĐ quận Ba Đình phát động Chiến dịch truyền thông với chủ đề “Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”. Thông qua Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về nguyên nhân và hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, đồng thời kêu gọi nhiều nỗ lực hơn nữa từ cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể cùng chung tay hành động để can thiệp giảm thiểu tình trạng mất ân bằng giới tính khi sinh - một hình thức phân biệt đối xử giới. Phân biệt đối xử đối với trẻ em gái dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này là mặt trái xã hội, là sự vi phạm quyền con người, cần phải được chấm dứt. Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình. Bình đẳng giới là vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại 02 điểm truyền thông đ/c Phạm Thị Diễm - Trưởng BCĐcông tác Dân số quận và đ/c Bùi Văn Hào - Phó BCĐ công tác Dân số quận đã tặng quà cho các em học sinh là trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn, chăm ngoan học giỏi và phát động gồm: đoàn xe 02 xe ô tô và 100 xe máy và đoàn thanh niên, tuyên truyền lưu động với băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 đã diễu hành trên các tuyến phố chính thuộc quận, được đông đảo nhân dân hưởng ứng và quan tâm.
Một số hình ảnh tại 02 điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái năm 2022 trên địa bàn quận Ba Đình:
Tác giả: Phòng Dân số - TTYT quận Ba Đình
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://dskhhgdhanoi.gov.vn là vi phạm bản quyền