Hà Nội tăng cường các hoạt động truyền thông trong Chiến dịch năm 2016

Thứ tư - 30/03/2016 23:28    Lượt xem: 1236

Đông đảo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Tiến Xuân - huyện Thạch Thất - TP. Hà Nội làm dịch vụ trong ngày triển khai Chiến dịch

Đông đảo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Tiến Xuân - huyện Thạch Thất - TP. Hà Nội làm dịch vụ trong ngày triển khai Chiến dịch
Hiện nay, Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, cơ cấu dân số đã có thay đổi mạnh mẽ, chất lượng dân số từng bước được nâng cao. Mặc dù vậy, một số đơn vị ngoại thành Hà Nội, tỷ suất sinh thô và sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn cao. Từ thực trạng đó, năm 2016, Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ Hà Nội đã chuyển hướng Chiến dịch Truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ sang Chiến dịch Truyền thông lồng ghép với dịch vụ nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản/KHHGĐ.
           - Mục tiêu chung: Tăng cường tuyên truyền, vận động cung cấp kiến thức kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho người dân, để người dân chuyển đổi hành vi tự chăm sóc sức khỏe và tiếp cận với các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số, chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
          - Cụ thể: + Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền và cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dân số, phấn đấu đạt tỷ lệ sàng lọc trước sinh là 72%, đạt tỷ lệ sàng lọc sơ sinh là 82%. + Triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ), phấn đấu các xã thực hiện các chỉ tiêu về các biện pháp tránh thai lâm sàng so với kế hoạch năm 2016 như sau: đạt 50% chỉ tiêu kế hoạch triệt sản, đạt 60% chỉ tiêu kế hoạch đặt dụng cụ tử cung; đạt 60% kế hoạch chỉ tiêu thuốc tiêm tránh thai. 90% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên tại các xã chiến dịch được cung cấp thông tin, tư vấn nâng cao hiểu biết về SKSS/KHHGĐ.
          Nội dung Chiến dịch:
         -  Đối với 12 quận nội thành: tổ chức Chiến dịch truyền thông tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số; triển khai chương trình chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sơ sinh, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân…, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động về kiến thức chăm sóc SKSS/KHHGĐ để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình năm 2016.
         -  Đối với 18 huyện, thị xã: căn cứ đặc thù tình hình từng xã, lựa chọn các xã thuộc vùng khó khăn, vùng có mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3+ cao, vùng có nhiều đối tượng khó tiếp cận, vùng có đồng bào dân tộc, nhiều người nhập cư…tổ chức triển khai Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động, lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ; lựa cọn các xã có mức sinh và sinh con thứ 3+ thấp tập trung vào các hoạt động nâng cao chất lượng dân số và lồng ghép tuyên truyền vận động kiến thức chăm sóc SKSS/KHHGĐ để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu nâng cao chất lượng dân số.

Chiến dịch truyền thông CSSKSS/KHHGĐ đã làm thay đổi nhận thức của chị em và chuyển đổi hành vi có lợi
trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân nói chung và CSSKSS/KHHGĐ nói riêng


        Chiến dịch sẽ được triển khai từ 2-3 đợt trong năm, mỗi đợt 3-4 ngày tại mỗi xã, phường, thị trấn; đợt I phát động từ 01/01/2016 đến 30/4/2016, đợt II phát động từ 01/7/2016 đến 30/9/2016. Các đơn vị chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2016 tiếp tục triển khai Chiến dịch đợt III.
        Để truyền thông Chiến dịch đạt hiệu quả cao, Thành phố phối hợp với các đơn vị báo, đài phát thanh – truyền hình xây dựng nhiều phóng sự chuyên đề về chính sách DS- KHHGĐ, chăm sóc SKSS, nâng cao chất lượng dân số…; thường xuyên đưa tin, bài và cung cấp các thông tin cập nhật về tình hình tổ chức thực hiện Chiến dịch tại các địa bàn triển khai Chiến dịch. Tăng cường sự phối hợp vào cuộc của các ban ngành đoàn thể các cấp; chỉ đạo theo ngành dọc, huy động sự tham gia của mọi thành viên vào công tác tuyên truyền, vận động và kiểm tra giám sát trước, trong và sau Chiến dịch. Cung cấp, bổ sung đầy đủ các tài liệu, tranh lật, áp phích, tờ rơi, băng đĩa…với các nội dung mang tính chất đặc thù về nâng cao chất lượng dân số, CSSKSS/KHHGĐ để các đơn vị lồng ghép trong các buổi truyền thông, trực tiếp cấp phát hoặc trình chiếu cho các đối tượng. Đa dạng hóa và lồng ghép các hình thức truyền thông như giao lưu, chiếu phim, hoạt động văn nghệ quần chúng, thơ, ca, nhạc, kịch, mít tinh cổ động…nhằm thu hút đông đảo các thành phần đối tượng tham gia vào Chiến dịch; tăng cường căng treo băng rôn, khẩu hiệu trên các trục đường chính và tập trung đông dân cư. Huy động và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, tư vấn trực tiếp cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số và các đoàn thể tham gia tuyên truyền, cung cấp dịch vụ, vận động nhóm nhỏ, vận động trực tiếp tại các hộ gia đình các và các đối tượng trong diện vận động thực hiện KHHGĐ.
         Ban chỉ đạo công tác DS – KHHGĐ các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức Chiến dịch phù hợp với đặc thù của từng địa bàn tổ chức Chiến dịch; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong việc triển khai thực hiện Chiến dịch. Trong đó, công tác truyền thông thay đổi hành vi của người dân được đặt lên hàng đầu và được đảm bảo thực hiện liên tục, đồng bộ trước, trong và sau Chiến dịch. 
         Công tác truyền thông trong Chiến dịch –đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn sẽ góp phần tích cực trong công tác ổn định quy mô DS Thủ đô, đảm bảo các chỉ tiêu nâng cao chất lượng dân số đều đạt và vượt kế hoạch năm./.

Tác giả: Phòng TT-GD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây