Bệnh thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

Thứ năm - 21/03/2024 03:50    Lượt xem: 107
Thoái hóa khớp gối là bệnh rất phổ biến ở cao tuổi, đây cũng là căn bệnh gây tàn phế cao nhất hiện nay. Bệnh diễn tiến âm thầm nên ít người phát hiện sớm.
Bệnh thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Từ đó sinh ra các biểu hiện của thoái hóa khớp như thay đổi hình thái, sinh hóa, nứt loét, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo ra gai xương và hốc xương dưới sụn. Bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới (chiếm 80% trên tổng ca mắc bệnh).

2. Nguyên nhân gây thoái hóa ở khớp gối?

Đầu gối là một trong những khớp lớn nhất và phức tạp nhất trên cơ thể. Đầu gối nối xương đùi với xương ống chân. Xương mác và xương bánh chè là những xương khác góp phần tạo nên khớp gối. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối có rất nhiều, đó là:

- Tuổi tác và giới tính: Khi tuổi cao, quá trình tổng hợp của sụn suy giảm, không có khả năng sinh sàn và tái tạo. Phụ nữ thường mắc bệnh cao hơn nam giới do các thói quen từ thòi trẻ đi giầy, dép cao gót.

- Chơi thể thao hoặc vận động quá sức: Những rủi ro, tai nạn khiến bạn bị đứt dây chằng, gãy xương bánh chè, chơi thể thao quá sức, các vận động viên tập luyện cường độ cao làm sụn bị tổn thương dẫn đến thoái hóa khớp nhanh.

- Thừa cân, béo phì: Cân nặng nhiều sẽ tạo áp lực lên khớp gối.

- Lười vận động, luyện tập thể dục

- Sử dụng thuốc corticoid không đúng cách cũng làm tăng mức độ thoái hóa khớp.

- Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học, uống rượu bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

3. Dấu hiệu nhận biết và các biến chứng khi bị thoái hóa khớp gối

- Các biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: Đau khớp gối, cơn đau tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng; khớp cứng, mất linh hoạt và khó cử động sâu mỗi lần ngồi lâu, đứng lâu hoặc mỗi sáng sớm; sưng to khớp gối.

- Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối: Cứng khớp; Chịu những cơn đau khớp triền miên; Khó khăn trong đi lại, vận động; Biến dạng khớp gối, cong veọ chân; Mắc chứng vôi hóa sụn khớp.Trầm cảm, stress; Tàn phế, liệt, ngồi xe lăn; Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến các vấn đề về lo âu và trầm cảm, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh.

4. Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối

4.1. Chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh

- Đau khớp gối: Ở giai đoạn đầu chỉ đau âm ỉ, không đau liên tục. Ở giai đoạn sau nặng hơn sẽ đau mạnh hơn và liên tục.Đau khớp gối: Cơn đau thường âm ỉ và có thể thành cơn đau cấp khi người bệnh vận động ở tư thế bất lợi. Ở giai đoạn sau nặng hơn sẽ đau mạnh hơn và liên tục. Các cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh giá, độ ẩm cao và áp suất không khí giảm. Khi đó chỉ cần cử động nhỏ người bệnh cũng có thể bị đau nhức tại khớp suốt cả ngày thậm chí nhiều ngàyCứng khớp gối vào buổi sáng, cứng khớp gối trong khoảng thời gian ngắn (dưới 30 phút).

- Cứng khớp gối: Sau khi ngủ dậy, người bệnh sẽ thấy không thể cử động được các khớp bị đau. Lúc đó, phải dừng vận động tầm 10-30 phút để tình trạng cứng khớp giảm dần. Thoái hóa khớp càng nặng thì cứng khớp càng dai dẳng hơn.Tuổi từ 38 trở lên.Cảm giác lục khục khi cử động khớp.Dịch khớp là dịch thoái hóa.

- Tràn dịch khớp gối: Đầu gối bị biến dạng do có gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoái vị màng hoạt dịch. Tràn dịch khớp gối là một trong những triệu chứng của thoái hóa khớp gối

4.2. Chẩn đoán dựa theo phương pháp thăm dò hình ảnh

- Chụp X-quang sẽ xác định được từng giai đoạn bệnh:

   - Giai đoạn 1: Nghi ngờ có gai xương hoặc gai xương nhỏ bắt đầu xuất hiện.

   - Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ rệt

  - Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa

  - Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm theo xơ xương dưới sụn khớp.Siêu âm khớp gối: Bằng cách này có thể đánh giá được tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo được độ dày của sụn khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa.

- Chụp cộng hưởng từ: Quan sát được tình trạng khớp gối 3 chiều, phát hiện rõ các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.

- Nội soi khớp gối: Phương pháp quan sát trực tiếp các tổn thương của thoái hóa khớp gối.

5. Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

- Điều trị nội khoa: Vật lý trị liệu (siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, suối khoáng...), điều trị bằng thuốc, cấy ghép tế bào gốc...

- Điều trị ngoại khoa: Nội soi khớp như cắt lọc, bào, rửa khớp, khoan kích thích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn. Phẫu thuật thay bằng khớp nhân tạo: áp dụng với các trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có độ tuổi từ 60 trở lên.

Trong quá trình điều trị cần kết hợp tuân thủ những nguyên tắc điều trị như:

- Giảm đau trong các đợt tiến triển

- Phục hồi chức năng vận động của khớp

- Hạn chế và ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp

- Xem xét kỹ để tránh các tác dụng xấu từ thuốc điều trị.

Cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại, phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối cũng đạt được những kết quả mới. Và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu đã được chứng minh là an toàn nhất, hiệu quả nhất, nhanh chóng chấm dứt triệu chứng đau và đảm bảo hiệu quả lâu dài. Huyết tương giàu tiểu cầu sẽ được chiết tách trực tiếp từ chính máu của bệnh nhân, do đó phương pháp này đạt độ an toàn cao, cũng như quá trình điều trị nhẹ nhàng, cùng với chi phí hợp lý.

Tác giả: ADMIN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây