HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ NĂM 2019

Thứ tư - 08/01/2020 22:07    Lượt xem: 1411

Đồng chí Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì Hội nghị

Đồng chí Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì Hội nghị
Ngày 25/12, Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình năm 2019, triển khai kế hoạch năm 2020 do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý chủ trì, tham dự có Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – KHHGĐ, Bộ Y tế Nguyễn Thị Ngọc Lan, đồng chí Nguyễn Khắc Hiền- Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, các đồng chí trong Ban chỉ đạo công tác Dân số -KHHGĐ HN và đông đảo cán bộ làm công tác dân số toàn thành phố.
Đồng chí Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì Hội nghị
 
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo công tác Dân số -KHHGĐ thành phố Hà Nội,  tỷ suất sinh đạt 15,0‰ giảm 0,13‰ so với năm 2018 (vượt chỉ tiêu giao). Số sinh con thứ 03 trở lên đạt tỷ lệ 6,5% giảm 0,1% so với năm 2018 (đạt chỉ tiêu giao). Tỷ số giới tính khi sinh là 112,9 trẻ trai/100 trẻ gái. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh năm 2019 đạt 80,0% (vượt chỉ tiêu được giao). Trong đó, siêu âm hội chẩn 3.515 ca, chọc ối làm NST 735 ca, đình chỉ thai nghén: 259 ca. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh năm 2019 đạt 85,35% , hoàn thành chỉ tiêu đề ra (85%). Trong đó, phát hiện 570 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD, 18 trường hợp suy giáp trạng bẩm sinh. Tỷ lệ sử dụng BPTT (CPR) đạt 76% (đạt chỉ tiêu giao), tổng số người mới áp dụng BPTT: 388.685 người, đạt 107,8% chỉ tiêu kế hoạch giao, trong đó: Triệt sản: 460 ca đạt 153,3% kế hoạch năm, dụng cụ tử cung: 43.400 ca đạt 103,3% kế hoạch năm, thuốc cấy tránh thai: 375 ca đạt 163% kế hoạch năm, thuốc tiêm tránh thai: 1950 ca đạt 185,7% kế hoạch năm, thuốc uống tránh thai: 92.500 ca đạt 110,9% kế hoạch năm, bao cao su: 250.000 ca đạt 107,2% kế hoạch năm.
Hoạt động sàng lọc khiếm thính: Tổ chức 30 lớp tập huấn về sàng lọc phát hiện, phát hiện và can thiệp sớm trẻ khiếm thính cho 1250 cộng tác viên tại 10 quận/huyện. Phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương duy trì khám sàng lọc phát hiện can thiệp sớm trẻ khiếm thính  khám sàng lọc (đo OAE lần 01) cho 10.986 trẻ từ 0 - 5 tuổi 07 quận, huyện, thị xã, nghi ngờ 374 trẻ chuyển khám chuyên khoa, chẩn đoán xác định 158 ca nghe kém. Tại Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, thực hiện sàng lọc khiếm thính cho 36.131 trẻ, phát hiện 57 ca nghi ngờ chuyển khám chuyên khoa. Tại các quận huyện đã thực hiện sàng lọc khiếm thính lần 01 cho 153.607 trẻ, nghi ngờ 1.724 trẻ nghe kém chuyển khám chuyên khoa, chẩn đoán xác định 18 ca.
Đồng chí Nguyễn Khắc Hiền- Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phát biểu tại Hội nghị
 
Sàng lọc tim bẩm sinh: Triển khai thực hiện kỹ thuật sàng lọc tim bẩm sinh tại 18 Bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, Trung tâm sàng lọc - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Năm 2019, tại Trung tâm sàng lọc - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh cho 29.507 trẻ sơ sinh, phát hiện 346 trường hợp nghi ngờ chuyển khám chuyên khoa. Tại các huyện, thị xã, thực hiện sàng lọc cho 13.818 ca, phát hiện 11 trường hợp nghi ngờ chuyển khám chuyên khoa.
Đồng chí Tạ Quang Huy - Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội báo cáo tại Hội nghị

Sàng lọc Thalassemia: Duy trì hoạt động khám xét nghiệm sàng lọc bệnh tại một số đơn vị đã triển khai sàng lọc Thalassemia. Tổ chức giao lưu, tọa đảm cho thanh niên về bệnh Thalassemia; Tập huấn cho cán bộ dân số về kiến thức, kỹ năng tuyên truyền bệnh tan máu bẩm sinh cho cộng đồng; tổ chức 05 cuộc truyền thông cho các địa bàn có người dân tộc, vùng xa về giảm thiểu, phát hiện, can thiệp sớm bệnh tan máu bẩm sinh. Chi cục Dân số phối hợp với Viện Huyết học Truyền máu Trung ương thực hiện khám sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh cho 5.000 học sinh cấp II, III tại 05 đơn vị: Mỹ Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì, Chương Mỹ.
Ngoài ra, thành phố còn tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh vào các buổi truyền thông trước, trong chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép cung cấp các dịch vụ cho các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, vị thành niên, thanh niên. Tổ chức thực hiện các hoạt động mô hình chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi có con 01 bề là gái tại 04 quận/huyện có nhiều người cao tuổi có con 01 bề là gái: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thường Tín. Tổ chức tập huấn cho 1200 cộng tác viên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông, kiến thức về giới, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính tại các địa bàn có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh còn ở mức cao. Phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm, huyện Thường Tín tổ chức Hội nghị biểu dương trẻ em gái chăm ngoan học giỏi trong các gia đình sinh con một bề là gái thực hiện tốt chính sách dân số. Phối hợp với UBND huyện Mê Linh, Gia Lâm tổ chức 02 điểm tuyên truyền văn hóa văn nghệ về chủ đề mất cân bằng giới tính khi sinh. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền Hà Nội xây dựng phóng sự gương điển hình trẻ em gái chăm ngoan học giỏi, Phối hợp với các báo, đài Trung ương và Hà Nội đưa tin các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái từ Thành phố đến cơ sở.
Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý và triển khai lồng ghép hệ cơ sở dữ liệu điện tử quản lý công tác CSSK NCT trên cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý dân số. Mở rộng và duy trì 80 mô hình chăm sóc NCT tại 80 xã, phường, thị trấn (21 mô hình năm thứ nhất và 59 mô hình năm thứ hai) thuộc 30 quận, huyện, thị xã. Triển khai các hoạt động phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội năm 2019; 30/30 quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các hoạt động trên địa bàn đúng hướng dẫn của Thành phố; các quận, huyện, thị xã chủ động lồng ghép nội dung tuyền truyền về phát triển thể lực tầm vóc vào các buổi truyền thông về nâng cao chất lượng dân số, các hoạt động truyền thông thường xuyên...
Năm 2020, Hà Nội tiếp tục đặt mục tiêu: Ổn định quy mô Dân số, duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm tỷ lệ sinh con thứ 03 trở lên; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng Dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thành phố./.
Ngoài ra, thành phố còn chú trọng các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại các địa bàn có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh còn ở mức cao.

Tác giả: Mai Hà

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://dskhhgdhanoi.gov.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây