Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội

https://dskhhgdhanoi.gov.vn


Kết quả Chiến dịch truyền thông, tư vấn, khám, chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình tại quận Hoàng Mai năm 2023

Kết quả Chiến dịch truyền thông, tư vấn, khám, chăm sóc sức khỏe  sinh sản/kế hoạch hóa gia đình tại quận Hoàng Mai năm 2023
Năm 2023, quận Hoàng Mai đã triển khai chiến dịch truyền thông, tư vấn khám, chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ) năm 2023 (gọi tắt là Chiến dịch) từ ngày 27/3 đến ngày 18/4. Với mục tiêu của Chiến dịch là đảm bảo 90% trở lên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên trên địa bàn Chiến dịch được cung cấp thông tin, được tư vấn các kỹ năng, kiến thức về chăm sóc SKSS/Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ); đảm bảo 100% đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ được miễn phí theo quy định có nhu cầu thực hiện BPTT hiện đại trong Chiến dịch được cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ miễn phí; phấn đấu hoàn thành 70% trở lên chỉ tiêu giao về PTTT lâm sàng, 80% trở lên chỉ tiêu giao về PTTT phi lâm sàng tiếp thị xã hội, xã hội hóa PTTT năm 2023.
     Điểm nổi bật của Chiến dịch năm nay đó là việc triển khai phục vụ nhân dân thuộc địa bàn quận được các gói dịch vụ siêu âm ổ bụng, khám phụ khoa, khám vú, dịch vụ KHHGĐ lâm sàng miễn phí hoàn toàn.
     Xác định việc tổ chức Chiến dịch là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về Dân số - KHHGĐ năm 2023, 14/14 phường tổ chức triển khai Chiến dịch. Ban Dân số - KHHGĐ các phường đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các kế hoạch, hướng dẫn và bố trí kinh phí đối ứng tổ chức triển khai các hoạt động của Chiến dịch đảm bảo tiến độ.
     Chiến dịch năm 2023 được thực hiện trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, kinh phí chương trình Dân số - KHHGĐ năm 2023 được phân bổ sớm ngay từ đầu năm, thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động trong Chiến dịch. Nguồn kinh phí hỗ trợ của Chiến dịch từ quận đến phường đều được bố trí kinh phí đối ứng từ nguồn ngân sách địa phương để tổ chức Chiến dịch. Đặc biệt, việc đẩy mạnh hình thức truyền thông tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình cho các đối tượng đích, hoặc “có nguy cơ cao” của  lực lượng 530 cộng tác viên Dân số toàn quận và tăng cường công tác truyền thông giáo dục, vận động về dân số và phát triển với nội dung nhằm nâng cao kiến thức cho người dân về chăm sóc SKSS/KHHGĐ; chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sơ sinh; chăm sóc cho sức khỏe sinh sản vị thành niên, tiền hôn nhân; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Cung cấp thông tin về xã hội hoá các phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, phòng chống ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ và nhân dân. Kết hợp truyền thông vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 02 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh và nuôi dạy con tốt, duy trì mức sinh thay thế; giảm sinh con thứ 3+. Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ các giải pháp cung cấp dịch vụ kỹ thuật về dân số… là những nội dung quan trọng góp phần trong mục tiêu phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về dân số năm 2023 của Chiến dịch. 
 

                                            Tập huấn triển khai Chiến dịch tại phường Lĩnh Nam quận Hoàng Mai
     Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai Chiến dịch còn gặp những khó khăn: Mặc dù dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát nhưng tâm lý người dân vẫn còn e ngại đến những nơi đông người, đặc biệt là các cơ sở y tế; việc tiếp cận để tuyên truyền, vận động với nhóm đối tượng nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở địa phương gặp nhiều khó khăn do đặc thù công việc của họ là công nhân, người lao động và buôn bán nhỏ phải đi sớm, về muộn; một số địa phương còn nhiều cộng tác viên dân số phải phụ trách địa bàn rộng.
     Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ quận đến phường; sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban, ngành, tổ chức chính trị- xã hội; sự nhiệt tình, sáng tạo, chủ động, tinh thần trách nhiệm cao vượt qua khó khăn của đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ dân số, cộng tác viên dân số, Chiến dịch 2023 đã đạt được những kết quả nổi bật như: Toàn quận căng treo 28 băng zôn, 82 khẩu hiệu, cấp phát hơn 6.000 tờ rơi; viết 30 tin bài phát thanh, truyền thanh với thời lượng 700 phút; tổ chức 28 hội nghị truyền thông, nói chuyện chuyên đề cho 1.315 lượt đối tượng; 56 cuộc tư vấn nhóm nhỏ thu hút 2.100 đối tượng; cán bộ y tế tư vấn tại trạm Y tế phường cho hơn 900 đối tượng; đặc biệt đội ngũ cộng tác viên tổ chức hơn 5.000 lượt tư vấn tại hộ gia đình cho hơn 6.000 đối tượng tại địa bàn. Ngoài ra, việc đổi mới, đẩy mạnh truyền thông thông qua các loại hình truyền thông cộng đồng như hệ thống đài truyền thanh phường và trên nền tảng các loại hình mạng xã hội như Fanpages, Zalo, Facebook... với hàng chục lượt tin bài đã được tuyên truyền đăng tải tại đây đã nâng cao khả năng lan tỏa, phổ biến, tiếp cận thông tin, phát huy được hiệu quả tuyên truyền rộng. 
     Bên cạnh công tác truyền thông, công tác đáp ứng dịch vụ chăm sóc SKSS - KHHGĐ được tăng cường đảm bảo an toàn, thuận tiện cũng như đa dạng về các BPTT. Trong điều kiện đối tượng được miễn phí PTTT ngày càng thu hẹp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu KHHGĐ của người dân, Chiến dịch tăng cường triển khai thực hiện chỉ tiêu tiếp thị xã hội, xã hóa các PTTT với kết quả thực hiện các chỉ tiêu đạt và vượt so với Kế hoạch đề ra: Siêu âm cho 972 ca, phát hiện 38 ca xơ, u vú, 327 ca gan nhiễm mỡ từ độ 1 đến độ 3. Khám phụ khoa cho 1.007 người, trong đó có 260 người mắc bệnh, điều trị cho 100% ca mắc. Đặt dụng cụ tử cung 600 ca đạt 106 % kế hoạch chiến dịch (KHCD), thuốc cấy tránh thai 12 ca đạt 120% KHCD, triệt sản 02 ca, cấp phát viên uống tránh thai cho 3.900 người, bao cao su 17.100 chiếc đạt 106 % KHCD.
     Bên cạnh những kết quả đạt được, Chiến dịch còn một số hạn chế: Tại một số đơn vị phường nội dung các bài tuyên truyền còn sơ sài, thuần túy mới chỉ tập trung về KHHGĐ, chưa mở rộng, đa dạng nội dung về CSSKSS. Đối tượng truyền thông tư vấn tập trung chủ yếu vào nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng trong khi đối tượng cần hướng tới rộng hơn bao gồm tất cả nam và nữ trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên/thanh niên. Một số địa phương chỉ tiêu số người mới thực hiện các BPTT lâm sàng và phi lâm sàng cao, tuy nhiên, số người sử dụng PTTT từ nguồn tiếp thị xã hội, xã hội hóa còn thấp.
     Để đảm bảo thời gian đến hết năm thực hiện hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch được giao về công tác Dân số - KHHGĐ năm 2023 của toàn quận, thời gian tới các phường cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban, ngành, tổ chức chính trị- xã hội; rà soát các chỉ tiêu được giao từ đầu năm để có giải pháp thực hiện trong những tháng cuối năm, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm được giao. Bên cạnh đó, cán bộ dân số và CTV tiếp tục rà soát địa bàn, quản lý chặt chẽ đối tượng chưa áp dụng biện pháp tránh thai, huy động, tư vấn đối tượng đến cơ sở y tế đảm bảo đáp ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; đẩy mạnh tiếp thị xã hội, xã hội hóa PTTT thông qua hệ thống y tế công lập và tư nhân để người dân được tiếp cận đa dạng với các loại PTTT phù hợp nhu cầu. 
     Ngoài ra, cần tích cực chủ động áp dụng đổi mới các hình thức truyền thông, tư vấn trực tiếp của cán bộ y tế, cán bộ dân số và cộng tác viên với nhiều nội dung đa dạng, đồng bộ các nhóm đối tượng trên địa bàn quản lý, cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trên nền tảng công nghệ số, tuyên truyền trực quan bằng panô, áp phích, khẩu hiệu và tăng cường tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền thanh của địa phương các nội dung chuyên đề về CSSKSS, chính sách dân số và phát triển giai đoạn hiện nay./.

Nguồn tin: Phòng Dân số - TTYT quận Hoàng Mai

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây