Thách thức già hóa dân số trên địa bàn huyện Ba Vì

Thứ hai - 13/07/2015 23:26    Lượt xem: 1784
Huyện Ba Vì hiện có hơn 35 nghìn hội viên người cao tuổi (NCT), chiếm tỷ lệ 11% dân số của huyện. Phần lớn người cao tuổi của huyện sống tại khu vực nông thôn.
         Trong những năm qua, việc chăm sóc NCT trên địa bàn huyện được các xã, thị trấn quan tâm đó là đến nay toàn huyện đã xây dựng được số tiền hơn 1,6 tỷ đồng cho quỹ chăm sóc Người cao tuổi, có 353 câu lạc bộ thể dục, thể thao của người cao tuổi. Các chế độ chính sách cho người cao tuổi nghèo, người cao tuổi 80 trở lên đều được huyện thực thi theo đúng quy định của pháp luật.
 
Huyện Ba Vì có 11% dân số là người già
 
          Ngoài ra với mục tiêu sống vui, sống khỏe, sống có ích, phong trào hoạt động của các câu lạc bộ thể dục, thể thao người cao tuổi tăng lên, nếu năm 2010 chỉ có 325 câu lạc bộ thì đến nay là 434 câu lạc bộ, thu hút hàng chục ngàn hội viên tham gia. Tuy nhiên có thể nói số NCT của huyện  tăng, vì vậy  nhiều vấn đề đặt ra để thích ứng với giai đoạn già hóa dân số đó là công tác chăm sóc sức khỏe và hệ thống an sinh xã hội cho NCT. Tỷ lệ NCT tăng tác động đến mô hình bệnh tật và nguyên nhân bệnh tật của NCT thay đổi nhanh chóng. Người cao tuổi tăng kéo theo các bệnh mãn tính không lây như: xương khớp, tim mạch và tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, bệnh thận, sa sút tinh thần và trầm cảm... có xu hướng tăng.

           Với các bệnh như vậy, việc chăm sóc NCT trên địa bàn huyện gặp khó khăn là, hiện nay trên địa bàn huyện chỉ có một Bệnh viện và 3 phòng khám khu vực, các chuyên khoa chăm sóc cho người cao tuổi chưa được xây dựng. Đồng thời cuộc sống của NCT trên địa bàn huyện cũng gặp nhiều khó khăn, do kinh tế huyện Ba Vì vẫn chỉ tập trung vào nông nghiệp, du lịch, dịch vụ tuy có bước phát triển, nhưng chưa phải là đòn bẩy mạnh cho kinh tế huyện, vì vậy đó là những khó khăn cho việc huy động nguồn lực để chăm sóc người cao tuổi. Song song với đó, việc triển khai, xây dựng các câu lạc bộ thu hút NCT tham gia còn hạn chế, mô hình hoạt động nghèo nàn cũng là nguyên nhân chưa thu hút NCT tham gia tích cực. Với những thách thức trong công tác già hóa dân số trên địa bàn huyện, nhưng đi đôi với đó chúng ta vẫn có thể phát huy được vai trò của người cao tuổi huyện trong nhiều công tác mà điển hình trong 35 năm qua là những minh chứng rõ nét nhất đó là việc phát huy vai trò người cao tuổi trong gia đình cộng đồng. Đó là việc thực hiện nếp sống văn hóa trong mừng thọ theo Nghị quyết 02 của Huyện ủy Ba Vì đã được các hội viên NCT thực hành tiết kiệm bằng cách không tổ chức khao thọ dài ngày, tổ chức khao thọ bằng trà nước. Tiểu biểu là các xã như Phú Phương, Phong Vân, Thái Hòa…

         Nét nổi bật nữa được hội viên NCT thực hiện trong suốt 5 năm qua, đã có 4.039 ý kiến của các hội viên NCT vào Đề án quy hoạch, tham gia 9.678 ngày công, ủng hộ gần 51 triệu đồng làm đường bê tông thôn xóm, hiến 561.516 m2 đất làm các công trình phúc lợi, vận động con cháu gia đình không lấy tiền và đền bù đất và tài sản trên đất trị giá hơn 2,7 tỷ đồng, ngoài ra người cao tuổi còn tham gia công tác dồn điền đổi thửa, góp phần hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa được hơn 5.000 ha trên địa bàn huyện Ba Vì.  Trong phong trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương, Nét nổi bật nữa là trong phong trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương, trong 5 năm qua, đã có 5.736 hội viên NCT tham gia vận động 48 cháu bỏ học trở lại trường; xây dựng quỹ khuyến học từ xã đến thôn và dòng họ được hơn 9 tỷ đồng. Đến nay, toàn huyện đã có 5.398 gia đình hiếu học. Số tiền từ quỹ khuyến học, các xã đã khen thưởng cho 18.957 cháu học sinh giỏi, thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng là hơn hơn 2 tỷ đồng.

       Có thể nói với những thách thức của việc già hóa dân số trên địa bàn huyện, chúng ta phải chăm lo cho NCT nhưng chúng ta tiếp tục phát huy những kinh nghiệm hay, trí tuệ của lớp người này để cùng chung tay xây dựng huyện Ba Vì trong các năm tiếp theo.

Tác giả: Trần Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây