Hội nghị Tổng kết Chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số-Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011-2015

Thứ năm - 10/09/2015 20:47    Lượt xem: 2566
Ngày 10/9/2015, Ban chỉ đạo công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số-Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011-2015, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020.
Đ/c Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng TT Tổng cục DS-KHHGĐ
Đ/c Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng TT Tổng cục DS-KHHGĐ
          Tham dự Hội nghị  có Đ/c Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng TT Tổng cục DS-KHHGĐ, Đ/c Trần Xuân Hà – Phó ban Tuyên giáo thành ủy HN, Đ/c Đỗ Trung Hai – Phó ban VHXH, HĐND thành phố, Đ/c Hoàng Đức Hạnh – PGĐ Sở Y tế - Phó trưởng ban TT Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ Hà Nội, cùng các đồng chí là phái viên, thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thành phố, các đồng chí Giám đốc các Trung tâm DS-KHHGĐ 30 quận, huyện, thị xã.


               Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Tạ Quang Huy- Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ HN cho biết được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố; sự quan tâm chỉ đạo rất lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn, giai đoạn 2011-2015 toàn thành phố đều đạt và vượt các chỉ tiêu Trung ương giao, hoàn thành chỉ tiêu thành phố giao về giảm sinh, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, chỉ tiêu các biện pháp tránh thai. Cụ thể, Số sinh toàn thành phố trung bình mỗi năm khoảng 120.000 trẻ (2011: 115.943 trẻ, 2012: 137.820 trẻ, 2013: 126.796, 2014: 121.989). Tỷ suất sinh năm 2010 là 16,8‰, tăng cao vào năm 2012 là 19,36‰ sau đó giảm dần vào năm 2013, 2014, dự kiến cuối năm 2015 tỷ suất sinh đạt 15,8‰ hoàn thành chỉ tiêu công tác dân số năm 2015 và giai đoạn 2011-2015 (trung bình mỗi năm giảm 0,2‰).  Số trẻ sinh con thứ 3 tăng cao vào năm 2012 (11.860 trẻ) và có xu hướng giảm từ năm 2013 trở lại đây (2013: 9.806 trẻ, 2014: 9.068 trẻ, 6 tháng đầu năm 2015: 3.699 trẻ). Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2010 là 7,4%, thực hiện đến năm 2014 là 7,43%, dự kiến hết năm 2015 đạt 7,13% giảm 0,3% so với năm 2010, hoàn thành chỉ tiêu công tác dân số năm 2015. Tỷ số giới tính khi sinh năm 2010 là 117 trẻ trai/100 trẻ gái, giảm dần qua các năm và đang duy trì ở mức 114,5 trẻ trai/100 trẻ gái, dự kiến cuối năm 2015 ở mức 114,5 trẻ trai/100 trẻ gái hoàn thành chỉ tiêu giai đoạn 2011-2015 và chỉ tiêu năm 2015. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh ngày càng tăng qua các năm. Năm 2012, tỷ lệ sàng lọc trước sinh là 40,36%, đến 2014 tăng lên 67% (cao hơn 1,6 lần so với 2012); tỷ lệ sàng lọc sơ sinh năm 2012 đạt 20,21% đến 2014 tăng lên 47,6% (cao hơn 2,4 lần so với 2012). Tính đến tháng 6 năm 2015, đã thực hiện sàng lọc trước sinh cho 282.444 trường hợp và sàng lọc sơ sinh cho 177.493 trẻ, thực hiện sàng lọc sơ sinh cho 61,89% số trẻ sinh ra, phát hiện 646 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD, 20 trường hợp nghi ngờ suy giáp trạng bẩm sinh. Dự kiến cuối năm đạt tỷ lệ sàng lọc sơ sinh là 85% hoàn thành kế hoạch đề ra. Tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 74,5% (2011) lên 76,0% (2014) và dự kiến đến hết năm 2015 đạt 76%.


             Hội nghị cũng đã đề ra phương hướng nhiệm vụ trong giai đoạn 2016-2020, trong đó tập trung nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo ổn định quy mô, cơ cấu dân số, kiểm soát tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh; đáp ứng đầy đủ nhu cầu tránh thai, duy trì mức sinh thấp hợp lý.
 
 

       Phát biểu chỉ đạo Hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng TT Tổng cục Dân số đã ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ Dân số Hà Nội; đồng thời, đồng chí cũng nhấn mạnh: Hà Nội cần tập trung mở rộng nâng cao các hoạt động nâng cao chất lượng dân số; phân biệt các mục tiêu hoạt động, các địa bàn, để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý; Cần mở rộng các nhóm đối tượng như Vị thành niên, thanh niên, nhóm dân di cư, công nhân Khu công nghiệp …; Đẩy mạnh xã hội hóa các phương tiện tránh thai, ngoài ra truyền thông cần tính đến sự phát triển của truyền thông để có cách sử dụng kinh phí truyền thông một cách tiết kiệm và hiệu quả./.
 

Tác giả: Mai Hạnh

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://dskhhgdhanoi.gov.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây